0

Rối loạn giả bệnh là gì? | Safe and Sound

Rối loạn giả bệnh là một bệnh tâm thần ít gặp nhưng khó điều trị. Người mắc chứng bệnh này thường xuyên thực hiện các hành vi giả bệnh của bản thân hoặc người khác nhưng không vì mục đích hay động cơ rõ ràng.

Nguyễn Thị Hồng Hạnh | Bác sĩ - Viện tâm lý và sức khỏe tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển

1. Định nghĩa rối loạn giả bệnh

Rối loạn giả bệnh hay còn gọi là rối loạn giả tưởng (Factitious Disorder) là một dạng rối loạn tâm thần có mức độ nghiêm trọng. Đặc trưng của hội chứng này là bệnh nhân tự gây thương tích và thực hiện nhiều hành động với mục đích giả bị thương hay mắc một bệnh nào đó. Người bệnh có thể bắt chước các triệu chứng thể chất và tâm thần để người khác tin rằng bản thân đang thực sự mắc bệnh. Tuy nhiên, các hành vi giả bệnh hoàn toàn không vì mục đích hay động cơ rõ ràng như thắng kiện, phần thưởng hay lợi ích từ phía bên ngoài. 

Bản thân người bệnh rối loạn giả bệnh ý thức được các hành vi giả bệnh của mình nhưng không hiểu rõ mục đích, lý do vì sao có các hành vi này. Do các biểu hiện phức tạp nên bác sĩ tâm thần rất khó để nhận biết và quá trình điều trị cũng gặp nhiều khó khăn. 

 Roi-loan-gia-benh-la-mot-dang-roi-loan-tam-than-nghiem-trong-voi-cac-bieu-hien-phuc-tap-safe-and-sound

Ảnh 1: Rối loạn giả bệnh là một dạng rối loạn tâm thần nghiêm trọng với các biểu hiện phức tạp

2. Nguyên nhân gây rối loạn giả bệnh

Hiện nay, các bác sĩ tâm thần vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân chính xác gây ra rối loạn giả bệnh. Tuy nhiên, dựa vào kết quả của rất nhiều nghiên cứu và khảo sát, bác sĩ tâm thần chỉ ra một số yếu tố nguy cơ mắc rối loạn giả bệnh gồm:

  • Lúc còn nhỏ, trẻ từng bị bệnh nặng. 
  • Trẻ từng gặp chấn thương về mặt thể chất hay tâm lý. Ví dụ: trẻ từng bị lạm dụng về thể chất, tình cảm, tình dục,…
  • Thời thơ ấu, trải qua các bệnh lý nghiêm trọng hoặc có người thân ốm nặng, chết do bệnh tật hoặc bị bỏ rơi.
  • Từng nhận được sự quan tâm, chăm sóc của người khác khi mắc bệnh.
  • Các bệnh nhân bị rối loạn nhân cách sẽ có nhiều nguy cơ mắc rối loạn giả bệnh hơn so với bình thường, nhất là rối loạn nhân cách ranh giới. Đối với trường hợp này rất khó nhận biết bởi người bệnh có đầu óc nhạy bén, linh hoạt, thông minh và nhiều thủ đoạn tinh vi.
  • Người có nhận thức kém về bản thân, lòng tự trọng thấp.
  • Người mắc bệnh trầm cảm có nhiều nguy cơ mắc rối loạn giả bệnh.
  • Những người có khao khát, mong muốn được nhân viên y tế quan tâm, chăm sóc.
  • Rối loạn giả bệnh cũng sẽ phổ biến hơn đối với những người làm việc ở lĩnh vực y tế, có sự am hiểu nhất định về y khoa.

3. Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn giả bệnh theo DSM-5

  1. Giả các triệu chứng cơ thể hay tâm lý, hoặc giả bị thương hay mắc một bệnh nào đó.
  2. Người bệnh thể hiện cho người khác thấy là họ đang mắc bệnh, bị thương.
  3. Có bằng chứng về hành vi giả bệnh ngay cả khi không thấy có một phần thưởng, lợi ích nào từ phía bên ngoài.
  4. Hành vi giả bệnh không phải do một rối loạn tâm thần nào khác gây nên, ví dụ: rối loạn hoang tưởng, hay các rối loạn loạn thần khác.

Nha-tri-lieu-su-dung-lieu-phap-tam-ly-de-dieu-tri-benh-nhan-quen-phan-ly-safe-and-sound 

Ảnh 2: Người bệnh thường cố ý tự gây bệnh hoặc phóng đại các triệu chứng mà bản thân gặp phải

4. Điều trị rối loạn giả bệnh

Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp điều trị rối loạn giả bệnh. Tùy theo từng trường hợp bệnh nhân, bác sĩ tâm thần sẽ đánh giá và xem xét phương pháp điều trị thích hợp. Đa số người bệnh đều không chấp nhận bản thân mắc bệnh và từ chối can thiệp điều trị. Do vậy, bác sĩ tâm thần phải tiếp cận bệnh nhân một cách nhẹ nhàng, không phán xét để người bệnh chấp nhận và phối hợp tích cực trong quá trình điều trị.

: Rối loạn giả bệnh là gì? | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound